
16 cách dùng Video cho chiến lược Marketing truyền thông xã hội
Bạn có muốn thêm video vào chiến dịch tiếp thị truyền thông (Social Media Marketing) của bạn?
Bạn mong muốn tăng lượt xem và tương tác cho video của mình?
Trong bài viết này, chúng tôi giới thiệu đến bạn 16 cách dùng video để cải thiện chiến lược Social Media Marketing của mình.
#1: Thử nghiệm với độ dài của Video
Độ dài video bao nhiêu là lý tưởng nhất? Nó phụ thuộc rất nhiều vào loại video mà bạn muốn chia sẻ với khách hàng của mình. Kiểm thử với các video có độ dài khác nhau sẽ mang đến cho bạn một ý tưởng tốt nhất.
Trước khi bắt tay vào thực hiện video, bạn cần biết về thời lượng giới hạn cho phép trên mỗi kênh, như:
- Facebook: 120 phút
- Twitter: khuyến nghị video dưới 30s
- Instagram: 60s
- Snapchat: 10s
- Vine: 6s
Lưu ý: Nếu bạn muốn chia sẻ video vượt quá giới hạn thời lượng cho phép, bạn có thể đăng tải nó lên Youtube và sau đó chia sẻ lên các mạng xã hội khác. Tuy nhiên, hiện tại mạng Instagram chưa hỗ trợ việc chia sẻ này, trừ khi bạn chạy các chiến dịch quảng cáo.
#2: Tối ưu hóa với tính năng tự động chạy video
Twitter, Facebook và Instagram cung cấp tính năng tự động phát video, khi người dùng rê chuột trên news feeds, video của bạn sẽ tự động chạy trong vài giây đầu khi họ lướt qua, việc này sẽ khuyến khích người dùng xem video của bạn hơn.
Tuy nhiên, bạn nên chú ý rằng người dùng có thể sẽ tắt tính năng tự động chạy trên thiết bị mobile để tiết kiệm dữ liệu. Ngoài ra, bạn có thể chạy những video có độ dài lớn hơn đối với người dùng trên destop nếu thấy lượng người xem và tương tác tăng lên.
Mặc dù việc tự động phát sẽ giúp tăng lượt xem của người dùng trên Facebook và Twitter nhưng bạn cũng không nên phụ thuộc vào nó quá nhiều.
#3: Thêm phụ đề
Social Media kết nối chúng ta với những người dùng và các thương hiệu một cách tốt nhất và hiệu quả nhất. Việc thêm phụ đề cho video của bạn giúp người dùng có thể xem chúng trên các thiết bị di dộng ngay cả những lúc họ đang ở những nơi không thể hoặc không muốn bị gây tiếng ồn bởi âm thanh trong video. (ví dụ trong phòng chờ chẳng hạn)
Quan trọng hơn, việc thêm phụ đề vào video sẽ giúp người khiếm thính vẫn có thể xem và cảm nhận được tất cả thông tin.
Thật dễ dàng để thêm phụ đề cho video của bạn từ máy tính với bất kì công cụ chỉnh sửa video nào. Bạn có thể thêm phụ đề cho video trên Facebook bằng cách tải lên tệp SRT cho video của mình.
#4: Phát sóng trực tiếp
Facebook live là hình thức mới được Facebook cập nhật trong năm nay, cho phép doanh nghiệp và người dùng phát sóng trực tiếp video tới khách hàng của mình trên Smartphones. Bạn có thể thấy số người dùng đang xem và số lượng comment ngay tại thời gian thực khi nó đang diễn ra. Bạn cũng có thể tương tác với khách hàng trực tuyến thông qua các bình luận khi video đang chạy.
Một nghiên cứu cho thấy rằng người xem dành gấp 3 lần thời gian xem những video đang quay trực tiếp hơn là những video khác.
Người dùng sẽ tự động chọn nhận thông báo khi những người họ đang theo dõi phát video trực tiếp. Sau khi video phát trực tiếp hoàn thành, bạn có thể lưu video đó vào dòng thời gian của mình, và những người bỏ lỡ xem phát sóng trực tiếp cũng có thể xem lại sau.
#5: Bắt nhanh sự chú ý của khách hàng
Việc tạo chú ý cho khách hàng của bạn trong vài giây đầu tiên cửa video là cực kì quan trọng. Bạn cần phải bắt lấy sự quan tâm của khách hàng trong 10 giây đầu tiên (hoặc ít hơn) hoặc họ sẽ dừng lại xem và chuyển qua một hành động chuyển đổi khác. Điều này buộc bạn phải tạo nội dung thật ngắn gọn và đi thẳng vào vấn đề.
Trong vòng vài giây đầu tiên, video dưới đây đã giúp người xem có thể hiểu ngay được nội dung cốt lõi của video là gì, giải thích được lý do vì sao người xem nên quan tâm đến video của họ.
#6: Tạo những video với nội dung “Làm thế nào…”
Những đoạn video với nội dung “Làm thế nào…” luôn rất kích thích người xem và nó trở nên rất phổ biến trên hầu hết các trang mạng xã hội. Cho dù bạn đang dạy cho người xem làm thế nào để có thể làm bánh ngọt Đức hay chứng minh làm thế nào để cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn…
Những video như thế này nên mang những nội dung dạy người xem về các khái niệm, thủ thuật hay những bài học đơn giản và người xem có thể hiểu ngay và có thể làm được ngay sau khi xem video.
Lưu ý bạn cũng nên thiết lập những video với nội dung ngắn, dễ hiểu và có thể thực hiện tốt trên bất kì nền tảng nào. Các công cụ chỉnh sửa video sẽ giuos bạn tăng tốc độ hình ảnh để có nội dung hấp dẫn hơn.
Video với nội dung “Làm thế nào…” là một cơ hội tuyệt vời giúp bạn quảng bá sản phẩm của mình. Ví dụ một shop quần áo đã đăng tải video với nội dung “6 cách buộc khăn khác nhau” và nó đã thực sự mang lại doanh thu đáng kể cho sản phẩm của họ.
#7: Cảm xúc
Những cảm xúc có thể lái mọi người đi đến hành động và những video có được cảm tình của người dùng có thể cộng hưởng và gắn bó với những người xem chúng. Việc chạm đến được cảm xúc của người xem cũng làm tăng khả năng thúc đẩy họ phản hồi cũng như đi đến hành động chuyển đổi cho doanh nghiệp bạn.
Video là phương tiện tuyệt vời và sống động giúp bạn tác động tình cảm thông qua giọng nói hay nét mặt của nhân vật, giúp thể hiện cảm xúc tốt hơn những loại phương tiện khác.
#8: Tối ưu hóa với công cụ tìm kiếm
Tất cả mọi thứ bạn đưa lên các phương tiện truyền thông nên được tối ưu hóa trên công cụ tìm kiếm giúp người dùng có thể dễ dàng tìm kiếm bạn và video của bạn.
Với video, những nội dung bạn thể hiện trong nó sẽ không hỗ trợ cho việc tìm kiếm, nhưng Tiêu đề và Mô tả của video thì cực kì quan trọng giúp bạn làm điều đó. Hãy thêm từ khóa hoặc cụm từ khóa để giúp người dùng dễ dàng tìm kiếm nội dung của bạn trên tất cả các nền tảng và thêm các hashtag liên quan trên Twitter và Instagram để thúc đẩy kết quả tìm kiếm.
#9 Tính năng Call To Action trên video
Mục tiêu videos của bạn là gì? Mục tiêu là hành động cuối cùng bạn muốn ở người dùng như: ghé thăm website, chia sẻ , hoặc mua hàng… Để người dùng có thể đi đến thực hiện hành động cuối cùng, bạn cần làm nổi bật được Call To Action (CTA) rõ ràng.
Bạn có thể đặt CTA ở cuối videos hoặc ngay trên phần mô tả để khuyến khích khách hàng hành động theo mong muốn của bạn.
Tuy nhiên, hiện tại facebook vẫn chưa cho bạn gắn link ở cuối videos, trừ khi bạn chạy chiến dịch quảng cáo.
#10: Trả lời câu hỏi
Trả lời những câu hỏi của người xem cung cấp giá trị ngay lập tức cho họ. Bạn có thể chuẩn bị những nội dung và thông tin mà bạn biết khách hàng của bạn đang cần. Đây là cách tuyệt vời giúp tăng tương tác với người dùng, đồng thời tạo chuyên môn cho doanh nghiệp của bạn.
Tốt nhất là cung cấp những video ngắn, cung cấp câu trả lời ngắn gọn cho một vài câu hỏi.
Ở cuối videos, bạn nên gợi ý nơi người xem có thể xem thêm thông tin chi tiết (vd như website). CTA này sẽ lái họ đi đến website của bạn, sau khi họ đã thực sự nhận được giá trị từ bạn.
#11: Thu hút sự chú ý mà không cần đến âm thanh
Làm thế nào để thu hút được những người bận rộn trên Facebook? Một số doanh nghiệp lựa chọn âm thanh giống như đối thoại hoặc âm nhạc để thu hút người xem. Hoặc, thậm chí không cần đến âm thanh, bạn vẫn có thể thu hút được sự chú ý của họ.
Video sẽ tự động phát khi người dùng lướt qua nó, và nếu người dùng dừng lại xem và không click vào thì mặc định âm thanh không được phát ra. Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng hơn 85% các video Facebook được xem không có âm thanh.
Lời khuyên: sử dụng màu sắc tương phản, tươi sáng, chọn hình ảnh cho các khung đầu tiên thật thu hút, thêm chú thích khi videos bắt đầu và đừng quên làm nổi bật nội dung chính của bạn.
#12: Thêm một video ưa thích trên Facebook
Khi người dùng truy cập vào fanpage của bạn, họ sẽ ngay lập tức thấy được một số bài viết và phần giới thiệu của bạn. Ngoài ra, họ có thể thấy video nổi bật được đặt dưới hình ảnh hồ sơ và khung thông tin “những người thích trang”.
Để thêm video nổi bật vào trang của bạn, nhấp vào tab Video, chọn Video nổi bật cho trang của bạn, lấy video từ thư viện và nhấn Enter.
#13: Chạy quảng cáo Video
Bạn cần phải chạy quảng cáo để chia sẻ videos của mình tới nhóm khách hàng mục tiêu, bao gồm cả những người dùng liên quan mà bạn chưa kết nối với họ trên các phương tiện truyền thông xã hội. Facebook, Instagram và Twitter đều cho phép bạn chạy quảng cáo để tăng lượt xem và tương tác.
Bạn có thể kiểm thử video của bạn với nhóm khách hàng hiện tại trước khi quyết định chạy chiến dịch quảng cáo. Nếu bạn có được kết quả tốt sau khi test, khả năng bạn sẽ có được kết quả tốt hơn khi thực hiện chiến dịch quảng cáo cho videos của mình. Đồng thời, loại bỏ những video không mang lại kết quả tốt sẽ giúp bạn tiết kiệm tiền đáng kể.
#14: Chọn Headline thật hấp dẫn
Dòng tiêu đề (headline) của videos là cái đầu tiên mà người xem sẽ thấy. Hãy viết tiêu đề thật cụ thể nhưng vẫn khiến người xem phải tò mò để xem video của bạn.
Tiêu đề nên ngắn gọn, thú vị và thể hiện được nội dung chính của video mà bạn muốn truyền tải đến khách hàng. Và đừng quên chèn từ khóa vào tiêu đề để tăng thứ hạng trên công cụ tìm kiếm.
#15: Thêm logo
Hầu hết các doanh nghiệp đều muốn quảng bá thương hiệu của mình bất kể lúc nào và nơi nào, videos truyền thông xã hội cũng không ngoại lệ. Tuy nhiên, khi người dùng chia sẻ videos từ trang hoặc profile của bạn, một số người khác sẽ không nhận ra video đó là của bạn.
Bạn nên thêm logo vào video của mình để tạo sự nhận diện thương hiệu cũng như tăng độ tin tưởng cho video của mình. Hãy khéo léo đặt logo vào video với kích thước nhỏ và không quá phô trương, đặt nó ở một góc không làm cản trở đến nội dung.
#16: Kể câu chuyện
Kể chuyện luôn là nội dung có tác động mạnh mẽ tới khách hàng. Nó sẽ giúp bạn kết nối khách hàng. Đặc biệt với những câu chuyện về những con người thực sẽ cung cấp cho người xem một thông điệp cụ thể từ doanh nghiệp của bạn và tạo ấn tượng giúp khách hàng nhớ lâu hơn.
Video là một phương tiện hoàn hảo cho việc kể câu chuyện trên social media. Hãy lựa chọn những câu chuyện đại diện cho doanh nghiệp của mình và làm cho nó thật sống động và hấp dẫn hơn với lối kể bằng video.
Những video này nên bao gồm 3 phần chính: mở đầu, phần giữa và kết thúc. Bạn nên chỉnh sửa câu chuyện của bạn để có thể bao gồm cả 3 phần trên và thâu tóm nội dung trong vòng 30s. Điều này có nghĩa là bạn nên tập trung vào một thông điệp hoặc cốt truyện duy nhất.
#17: Kiểm tra tương tác, lượt xem và click
Theo dõi hiệu suất từ video trên các nền tảng khác nhau là một việc cực kì cần thiết cho dù bạn có chạy quảng cáo cho video đó hay không. Facebook Insights sẽ giúp bạn dễ dàng phân tích video thông qua số lượng xem videos, số lượng xem trong 10s đầu, lượng người tiếp cận, và điểm trung bình videos.
Twitter cho thấy tổng số lượt xem video trong 28 ngày qua, số lượt xem và tỉ lệ xem hết video, số phút trung bình người xem mỗi ngày.
Youtube cho thấy thông tin về số lượng xem video, thời lượng xem trung bình, doanh thu dự kiến và các tương tác như like/dislike hoặc bình luận.
Instagram hiện tại chưa cung cấp cho bạn các số liệu về hiệu suất videos nhưng có thể sẽ được update trong thời gian sớm nhất để giúp các doanh nghiệp dễ dàng đánh giá được hiệu suất cho các video của mình.
Các số liệu quan trọng khi đo lường hiệu suất của videos như: lượt share, lượt tương tác và lượt click về site của bạn.
Kết luận:
Nếu bạn chưa sử dụng videos cho chiến dịch tiếp thị social media của mình, hãy thực hiện ngay từ bây giờ. Một phần ba hoạt động người dùng trên online dành cho việc xem videos và hơn 90% người dùng nói rằng họ tìm thấy sản phẩm hữu ích cho mình thông qua các video.
Trên đây là 16 mẹo giúp bạn tăng tương tác, tỉ lệ chuyển đổi và tăng nhận diện thương hiệu chỉ với vài thay đổi về chiến dịch social videos cũng như chiến dịch social media marketing của mình.
Theo bạn, làm thế nào để tăng tương tác cho các video trên social media? Bạn đang dùng những mẹo nào? Cùng chia sẻ với chúng tôi tại phần comment phía dưới nhé.
Nguồn: socialmediaexaminer.com

NẾU HỮU ÍCH HÃY JOIN VỚI CHÚNG TÔI VÀ GIỚI THIỆU CHO BẠN BÈ NHÉ!
►Facebook Group : https://www.facebook.com/groups/digimarkVN
►Fanpage : https://www.facebook.com/congdongdigimark/
►Website : http://digimarkvn.com
►Youtube : https://www.youtube.com/c/digimarkvnChannel
►Diễn đàn: http://forum.digimarkvn.com/