Chiến lược marketing là gì?

ngocthangc09

New member
Tham gia
31/12/19
Bài viết
1
Reaction score
0
Điểm
1
Chiến lược Marketing là cách mà doanh nghiệp thực hiện để đạt được mục tiêu Marketing và thường liên quan đến 4P. Mục tiêu mà doanh nghiệp muốn đạt được trên thị trường như là khối lượng sản phẩm, thị phần được gọi là mục tiêu Marketing.
Con đường mà doanh nghiệp dự định đi để đến được mục tiêu thì gọi là chiến lược Marketing. Tất cả mọi chiến lược marketing được vạch ra không phải chỉ nhằm tạo ra doanh số, mà nhằm để tạo ra lợi nhuận.

Chiến Lược Marketing Hỗn Hợp 4P (marketing mix)

Chiến lược marketing về cơ bản thường được triển khai chung quanh 4 yết tố, thường được gọi là 4Ps cho dễ nhớ: Sản phẩm (product), Giá (price), Xúc tiến thương mại hay Truyền thông (promotion) và Kênh phân phối (place). Tuỳ vào tình hình thực tế của thị trường mà người ta vận dụng một hay nhiều yếu tố để thực hiện chiến lược thị trường.

Các doanh nghiệp mà sản phẩm chủ yếu là sản phẩm dịch vụ thường có xu hướng triển khai từ 4 yếu tố chính nầy thành 7 yếu tố (và được gọi là 7P) để phản ánh sự chú tâm của mình đối với sự đặc thù của sản phẩm dịch vụ: Sản phẩm (product), Giá (price), Xúc tiến thương mại hay Truyền thông (promotion), Kênh phân phối (place), Con người (people), Qui trình (process) và Chứng minh thực tế (physical evidence).

Dưới đây là một số giải pháp cơ bản về chiến lược marketing được triển khai từ 4P.

1. Sản phẩm.

- Phát triển dải sản phẩm

- Cải tiến chất lượng, đặc điểm, ứng dụng

- Hợp nhất dải sản phẩm

- Quy chuẩn hoá mẫu mã

- Định vị

- Nhãn hiệu

2. Giá

- Thay đổi giá, điều kiện, thời hạn thanh toán

- Áp dụng chính sách hớt bọt (skimming)

- Áp dụng chính sách thâm nhập (penetration)

3. Truyền thông

- Thay đổi nội dung quảng cáo hoặc khuyến mại

- Thay đổi định vị cho thương hiệu (tái định vị)

- Thay đổi phương thức truyền thông

- Thay đổi cách tiếp cận

4. Kênh

- Thay đổi phương thức giao hàng hoăc phân phối

- Thay đổi dịch vụ

- Thay đổi kênh phân phối

- Phần triển khai thêm đối với sản phẩm dịch vụ.

5. Con người.

- Bổ sung nhân lực có đủ kiến thức, kinh nghiệm cần thiết mà công việc đòi hỏi.

- Huấn luyện bổ sung để nâng cao chuyên môn về kiến thức sản phẩm khi có sản phẩm mới

- Chuẩn hoá dịch vụ khách hàng

- Đánh giá năng lực và hiệu quả công việc thông qua nhận xét của khách hàng về mức độ hài lòng

6. Qui trình.

- Áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế như ISO ... nhằm chuẩn hoá qui trình và tăng hiệu quả.

- Cải tiến, rút ngắn qui trình nhằm tạo ra tiện lợi hơn cho khách hàng như qui trình đặt hàng, qui trình thu tiền, qui trình nhận hàng, qui trình bảo hành ...

- Đầu tư thiết bị, công nghệ mới, thải hồi thiết bị, công nghệ cũ lạc hậu.

7. Chứng minh cụ thể

Các cơ sở hạ tầng như trụ sở, văn phòng giao dịch, trung tâm dịch vụ khách hàng, trung tâm bảo hành, điểm phục vụ.

Nguồn: ladigi.vn
 
Bài viết cùng chuyên mục
Sửa lần cuối: